Núi Vọ thuộc thôn Đồng Tử, Tổng Phù Lưu, nay thuộc phường Tràng Minh, quận Kiến An, TP Hải Phòng, năm 1962 núi Vọ được công nhận là thắng của xứ Đông, giữa vùng đồng bằng nổi lên ngọn núi đá vôi rất đẹp & nên thơ dù người đã phá đi nhiều phần, cạnh núi là dòng Cửu Biều (Đa Độ) như con rồng uốn lượn đem lại nguồn nước sạch cho TP Hải Phòng, là nguồn linh khí cho nhà Mạc xưa & nay, là nguồn cho ngành du lịch tương lai. Năm 1840 Nguyễn Công Phác đời thứ IV ngành III họ Nguyễn Công ở Trà Phương đã đến cư trú và đưa hài cốt của bề trên họ Nguyễn Công đến phía Tây Nam núi Vọ. Thượng tổ Nguyễn Công Tiến làm quan triều Quang Trung; con thứ 2 Tổ là Nguyễn Công Trình (đời thứ 2) làm Trùm tổng được phong Hậu thần Trà Phương, con trùm tổng Nguyễn Công Trình là Nguyễn Công Hậu (đời thứ 3) cũng làm Trùm tổng được phong Hậu thần Trà Phương. Đến đời thứ 4, Nguyễn Công Hậu đã đưa cháu họ Nguyễn Công Phác đến trú tại chân núi Vọ- Đồng Tử. Người làm nghề đánh cá trên sông Đa Độ lấy núi Vọ làm nơi sống, một đêm có người gọi đò sang Úc Gián qua sông. Khách nói: tôi có biết chút địa lý nếu phúc ngài có thì sớm mai ngài mang 7 bát để vào nơi ngài thích, khoảng giờ Tỵ ngài xem nếu bát nơi nào có hơi nước bám trong lòng bát đấy là linh huyệt, hài cốt táng vào nơi ấy tất phát quan, phát thợ. Hai người tạ ơn nhau, sớm hôm ấy Người mang 7 chiếc bát để các nơi, đến giờ Tỵ Người thấy một bát có nhiều hơi nước bám quanh, Người nhìn về hướng Đông thấy tảng đá hình bàn tay bóng chiếu đúng đầu mình Người mừng lắm rồi đánh dấu nơi ấy: Ngay đêm ấy Nguyễn Công Phác về Trà Phương lấy các phần mộ họ Nguyễn Công mang táng ở chân núi Vọ. Sau khi táng tổ tiên vào linh huyệt hậu duệ của Nguyễn Công Sự phát rất lớn ở Đồng Tử chi thứ nhất có nhiều đời, nhiều người chi 1 làm quan hàng Tổng, nay có nhiều cấp tá trong quân đội, ngành 2 nhiều người phát làm nghệ nhân. HPC